Loading...
4 nguyên tắc khi lên kế hoạch chuyển văn phòng
Cẩm nang thuê văn phòng
4 nguyên tắc khi lên kế hoạch chuyển văn phòng
Mỗi lần đổi địa điểm văn phòng đều tạo nên vô số cơ hội tuyệt vời cho doanh nghiệp. Để việc này diễn ra suôn sẻ, công ty cần thảo luận các vấn đề cơ bản sau:

1. Thống nhất layout văn phòng và mục tiêu của doanh nghiệp

Từ thời điểm đại dịch, các doanh nghiệp đã luôn thích ứng mục tiêu vận hành và mục tiêu của doanh nghiệp.

Với những cách làm việc mới như mô hình làm việc từ xa ngày càng được đón nhận, việc chuyển đến văn phòng mới đã giúp các công ty tiến triển kết cấu tổ chức.

Ngoài ra còn nhìn lại các mục tiêu doanh nghiệp để tiếp tục thu hút nhân tài, hấp dẫn nhân viên quay trở lại chỗ làm và phát huy sự cộng tác trong bối cảnh nhân lực phân bố rộng.

2. Lấy nhân viên và khách hàng làm trọng tâm

Nhân viên và khách hàng chính là nền tảng đi đến thành công của một công ty. Thiết kế một không gian làm việc bao hàm 2 đối tượng này sẽ có sự tác động lớn đến doanh nghiệp và năng suất làm việc.

photo-1675656186818-1675656187050173455022

Lấy nhân viên làm trọng tâm của bản thiết kế có thể giúp bạn thu hút những người tài năng. Việc đó cũng hỗ trợ các doanh nghiệp tạo ra một văn hoá tích cực trong công ty, cải thiện tinh thần và năng suất của nhân viên.

3. Thấu hiểu tâm lý nhân viên khi chuyển văn phòng

Quy mô và độ phức tạp của việc thay đổi văn phòng có thể dẫn đến những phản ứng từ nhân viên, khách hàng của bạn.

Để đảm bảo các bên liên quan chính kịp thích ứng, hãy hiểu điều gì tác động đến họ và dành thời gian thấu hiểu những cảm xúc này. Sự thay đổi tạo nên những cơ hội phát triển, cơ hội cải tiến và sáng tạo, nhưng đồng thời cũng tạo nên nỗi sợ và sự lo lắng.

Một số người lo ngại rằng việc tái cấu tạo có thể ảnh hưởng quá trình làm việc của cả công ty hoặc vị trí của họ. Hãy hiểu cho quan điểm của mọi người, đảm bảo rằng quá trình hoàn toàn rõ ràng và công bằng, cung cấp các khâu huấn luyện liên quan, tổ chức những buổi họp, trả lời các câu hỏi và giải thích những điều cần lưu ý ở địa điểm mới.

4. Kiểm soát sự thay đổi của doanh nghiệp

Sự thay đổi không diễn ra một cách độc lập – nó tác động đến cả tổ chức và mọi người trong đó.

Sự thay đổi của một doanh nghiệp, thay đổi chỗ làm và thay đổi cách quản lý nên được thực hiện trong một chương trình thống nhất, không phải trong những nhánh công việc tách biệt. Điều này sẽ đảm bảo doanh nghiệp kiểm soát các giai đoạn tốt hơn, giảm sự gián đoạn trong cả quá trình và đẩy nhanh tiến trình phục hồi giai đoạn.

aboffice photo

Đánh giá lại mục tiêu chuyển đổi văn phòng chính là chìa khoá để thành công thay đổi cơ cấu doanh nghiệp.

Tóm lại, việc thay đổi văn phòng không chỉ đem lại những luồng gió mới mà còn đi kèm với vô vàn lợi ích giúp công ty phát triển hiệu quả hơn. Điều này còn giúp nhân viên tăng năng suất làm việc, thu hút nhiều khách hàng, qua đó tăng doanh thu và lợi nhuận cho công ty. Với những vai trò tuyệt vời như vậy, còn chần chờ chi mà công ty bạn không thay đổi địa điểm mới ngay nào?

 tim van phong tai tan binh (1) 

Bài viết trước
Hướng dẫn xem xét & Đánh giá văn phòng cho thuê
Không có tòa nhà nào là hoàn hảo đáp ứng mọi tiêu chí đặt ra. Vì vậy trong quá trình xem xét, đánh giá, lựa chọn tòa nhà văn phòng, khách thuê nên đặt ra các tiêu chí lựa chọn rõ ràng. Căn cứ mục đích, yêu cầu sử dụng, ngân sách tiền thuê, các tiêu này cần được sắp xếp theo thứ tự ưu tiên, tiêu chí nào là bắt buộc, tiêu chí nào có thể cân nhắc.
Bài viết tiếp theo
Fit Out là gì? Fit Out văn phòng cần bao nhiêu lâu?
Quá trình thiết kế và triển khai văn phòng, thì quá trình Fit Out văn phòng là cần thiết và cần nhiều thời gian phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau như kích thước của văn phòng, số lượng nhân viên làm việc, các yêu cầu về thiết kế và lắp đặt, vật chất tài liệu và thiết bị được sử dụng. Đây là một bước quan trọng khiến thu hút nhân tài, giữ chân nhân viên khi làm mới môi trường làm việc.